Nên hay không nên uống nhiều nước khi bị sỏi thận?

270
Nước uống cho người bị sỏi thận
Nước uống cho người bị sỏi thận

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là bệnh lý về thận khiến không ít người phải đau đầu. Khi mắc bệnh, rất nhiều người đã chủ động uống thật nhiều nước với hy vọng loại bỏ sỏi này khỏi cơ thể. Nhưng liệu bị sỏi thận có nên uống nhiều nước không? Lượng nước mà người bệnh uống mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

Hé lộ nguyên nhân bị sỏi thận

Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận chính là uống ít nước. Theo đó, cơ thể có tới 80% là nước, khi cơ thể bị thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khô da và gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến các chất trong nước tiểu bị cô đặc và hình thành sỏi. Càng để lâu, cục sỏi sẽ càng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Nước tinh khiết đẩy nhanh quá trình thanh lọc, giải độc cơ thể
Uống ít nước là nguyên nhân gây sỏi thận

Người bệnh sỏi thận có nên dung nạp nhiều nước không?

Thận chịu trách nhiệm lọc bỏ chất thải, chất cặn có trong cơ thể. Khi chức năng thận bị suy giản thì quá trình đào thải độc tố, cặn bã cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để tăng khả năng bài tiết, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trung bình, người mắc bệnh sỏi thận cần uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.

Khi uống nước, bạn nên chú ý quan sát màu nước tiểu của mình. Nước tiểu có màu vàng nhạt và trong là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đã được cung cấp đủ nước. Trên thực tế, đối với các cục sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm sẽ được đào thải theo đường nước tiểu nếu bạn muốn đủ nước mỗi ngày.

Top 10 điều thú vị của việc uống nước
Người bị thận nên hạn chế uống nước khoáng

Bí quyết uống nước đúng dành cho người bị sỏi thận

Đối với người bị sỏi thận, bạn cần chú ý một số điều khi uống nước như sau:

  • Uống khoảng 300ml sau khi thức dậy vào buổi sáng, lúc dạ dày còn rỗng. Đây là thời điểm cơ thể hấp thu nước nhiều nhất, dễ dàng nhất sau một đêm dài nghỉ ngơi.
  • Uống một ít nước trước khi đi ngủ để giúp nước tiểu không bị đọng lại quá lâu trong cơ thể. Tuyệt đối không uống quá nhiều nước vào buổi tối vì nó sẽ khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ và gây phù mắt vào sáng hôm sau.
  • Uống khoảng 200 – 500ml trước và sau khi vận động để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Đối với bệnh nhân vị sỏi thận nặng nên uống nước vừa phải để tránh gây áp lực cho thận.
  • Nên uống nước chậm rãi thành từng ngụm nhỏ.
Top 10 điều thú vị của việc uống nước
Nước tinh khiết ưu tiên cho người bị sỏi thận

Gợi ý các loại đồ uống nên và không nên uống khi bị sỏi thận

Khi bị sỏi thận, người bệnh có thể uống nước lọc, nước dừa, nước trái cây, nước ép quả lựu… Các hoạt chất trong đồ uống có tác dụng lợi tiểu, tăng bài tiết và ngăn chặn tình trạng lắng đọng cặn bã, muối khoáng cho cơ thể. Đặc biệt, nước ép lựu có hàm lượng chống oxy hóa tương đối cao, giúp loại bỏ axit citric có trong nước iểu, ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi mới.

Ngoài các loại thực phẩm trên, khi bị sỏi thận, bạn nên tránh sử dụng trà đặc, cà phê, rượu bia hay các loại nước ngọt. Những loại đồ uống này dễ khiến cơ thể bị tích tụ cặn bã, tăng nguy cơ hình thành sỏi. Đồng thời, khi uống thì hiệu quả điều trị sỏi thận của bạn cũng bị ảnh hưởng không ít. Tốt nhất, người bị sỏi thận nên kiêng các loại đồ uống này để tăng hiệu quả sử dụng thuốc.

Bia rượu kích thích co bóp thành tư cung, không tốt cho thai nhi
Người bị sỏi thận nên hạn chế uống bia rượu và những đồ uống có cồn.

Bị sỏi thận khiến người bệnh đối mặt với khá nhiều phiền phức trong cuộc sống và sinh hoạt. Hy vọng với những gợi ý về cách uống nước trên đây, bạn sẽ biết cách điều tiết để khiến tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn. Hãy thường xuyên theo dõi thông tin tại Giao Nước Nhanh để cập nhật nhiều tin tức hữu ích về sức khỏe nhé!

>>> Đọc thêm:Top 5 loại nước uống tốt cho người tiểu đường

Chia sẻ